Cách nhận biết và phân biết yến "Real" và "Fake"

Ngày đăng: 13/01/2024 08:59 AM

    Phân biệt Yến sào THẬT và GIẢ

    phan biet yen that yen gia

    Ngâm yến sào trong nước lạnh

    Tổ yến sào dùng tinh bột và các nguyên liệu khác để làm giả, có các sợi chồng chéo lên nhau, đánh lừa mắt người dùng. Khi vài sợi yến trong nước lạnh, nếu sau 2-3 phút sợi yến nở to thì đó chắc chắn là yến sào giả. Nếu bóp vào chúng sẽ nhanh chóng nhão ra. Còn tổ yến thật, thời gian nở của sợi yến sẽ dài hơn và sợi yến không bao giờ bị nhão trong quá trình ngâm bằng nước lạnh.

    Ngoài ra thấy trong bát yến có sủi bọt thì đó là yến thật, còn yến sào giả thì không thấy sủi tăm và màu nước sẽ thay đổi. Đây là cách phân biệt khá nay mà người “sành” yến thường dùng để phân định yến thật và yến giả.

    Mùi vị của yến sào

    Khi đun sôi yến sào lên mà thấy có vị hắc hoặc khét thì đó chính là yến sào giả.

    Nếu bạn ngâm yến sào qua đêm thì đến hôm sau yến ngả vàng như bị ôi thiu thì đó cũng chính là yến sào giả. Còn tổ yến đảm bảo chất lượng khi ngâm qua đêm lại có mùi tanh đặc trưng của một lòng trắng trứng, không hề đổi màu và cũng không trương phình.

    Soi tổ yến dưới ánh nắng mặt trời

    Nhiều tài liệu chỉ dẫn cách phân biệt yến sào thật và giả bằng cách là soi chúng dưới ánh nắng mặt trời. Tổ yến thật sẽ có dạng trong mờ và ánh sáng có thể xuyên qua được. Trong khi đó yến giả lại thể hiện ở dạng đục và phản chiếu ánh sáng.

    Thử bằng dung dịch

    Yến sào giả:

    – Đối với bạch yến khi gặp dung dịch iốt sẽ chuyển sang màu xanh.

    – Đối với yến huyết, khi nhúng một ít vào nước trà nếu yến giả nhuộm ôxit sắt sẽ đen sẫm lại.

    Yến sào thật: Dù nấu chín trong nước sôi vẫn không đổi màu.

    Các bạn cứ yên tâm, dù yến sào bị làm giả cũng rất công phu khó mà phân biệt được bằng mắt thường nhưng “vỏ quýt dài có móng tay nhọn”. Dù che giấu kỹ như thế nào cũng sẽ có sơ hở để “lật tẩy” yến sào giả.

    phan biet to yen that 1gia

    Phân biệt tổ yến có "Đường" và "Chất độn"

    Mục đích của những việc trộn thêm đường và chất độn vào yến chính là làm tăng trọng lượng thực tế của tổ yến để bán với giá thành cao hơn – một khoản lợi bất chính. Hoặc đôi khi cũng là để cho tổ yến thêm đẹp và thêm chắc chắn trong quá trình vận chuyển – thế nhưng thông tin này thường không được công khai với người tiêu dùng nên những việc làm này đã vô tình làm giảm niềm tin và tăng sự nghi ngờ ngay cả những người bán tổ yến chân chính. Ngoài ra việc trộn đường và chất độn vào tổ yến không chỉ dừng lại ở khía cạnh kinh tế mà còn cực kì có hại cho sức khỏe của người tiêu dùng.

          Tổ yến có đường: thấy vị ngọt nơi đầu lưỡi

    Để phân biệt tổ yến có đường, bạn chỉ cần lấy một sợi yến nhỏ, khi nếm sẽ thấy có vị ngọt.  Sợi yến bạn nếm càng ngọt bao nhiêu thì tổ yến có đường càng nhiều bấy nhiêu.

    Kỹ thuật cho đường vào thực phẩm để hạn chế nấm mốc và tạo chết kết dính đã được làm nhiều với bánh kẹo – đó chính là lý do bánh kẹo để được rất lâu. Không chỉ vậy, chất kết dính của đường còn làm giúp gắn kết những sợi yến vụn khiến yến ngắn sẽ dính chặt vào nhau nhìn và tổ yến sẽ trông bắt mắt hơn.

         Tổ yến có chất độn: mỗi chất độn lại có một cách phân biệt khác nhau

    Ngoài đường thì các chất phụ gia khác như nước, lòng trắng trứng gà, muối tinh, dầu ăn, nấm tuyết,  vi cá… cũng là những chất phụ gia các cơ sở bán tổ yến hay độn vào để tăng trọng lượng thực của yến. Mỗi chất độn này lại có cách phân biệt không giống nhau.

    – Thấy trọng lượng yến vơi dần là độn nước

    Nếu bạn mua 100gr yến mà hôm sau cân lại chỉ còn 95g hoặc ít hơn thì đừng quá ngạc nhiên, vì bạn đã mua phải tổ yến bị độn thêm nhiều nước. Nước giúp tăng độ đàn hồi của tổ yến trong quá trình vận chuyển để tránh gãy vụn. Tuy nhiên nhiều người bán yến lợi dụng điểm này để dùng nước làm tăng trọng lượng của yến để thu lợi từ tổ yến.

    – Thấy mặn đầu lưỡi là độn muối

    Muối hỗ trợ cho việc bảo quản tổ yến lâu hơn, tránh nấm mốc. Nhưng không ít người không có lương tâm sử dụng muối để làm tăng trọng lượng của tổ yến thu lợi bất chính. Đối với loại này, khi bẻ một miếng yến và nếm thử bạn sẽ cảm thấy mặn ở đầu lưỡi và bề mặt yến thường có màu trắng đục.

    – Thấy mùi tanh khó chịu là yến bị độn lòng trắng trứng gà

    Lòng trắng trứng gà giúp quá trình làm sạch lông yến nhanh hơn, giúp tiết kiệm chi phí nhân công nhưng đồng nghĩa với việc tổ yến sẽ nặng hơn ban đầu. Với cách này, không thể biết được tổ yến bạn đã mua có bao nhiêu phần trăm là yến thật. Những tổ yến bị độn bằng trứng gà khi khô sẽ giòn và có mùi tanh đặc trưng của lòng trắng.

    – Thấy mùi sốc khó chịu là yến bị độn dầu ăn

    Lợi dụng công thức nhặt sạch lông yến bằng dầu ăn và một số dầu khác, một số chủ cơ sở đã độn thêm dầu ăn hoặc các dầu phụ gia khác vào yến để tăng trọng lượng thực của yến. Tổ yến dạng này hay có mùi rất sốc, khó chịu và khi chưng yến lên thì có hiện tượng sủi bọt.

    – Thấy mùi hắc hoặc có mùi nấm là yến bị độn vi cá hoặc nấm huyết

    Do vi cá và nấm tuyết cùng có màu trắng giống tổ yến nên nhiều lái buôn lợi dụng để tăng trọng lượng của tổ yến kiếm lời bất chính. Khi chế biến thành món ăn yến vẫn có mùi hắc. Nhai yến trong miệng có cảm giác ma sát và có mùi đặc trưng của nấm huyết.

    Bài viết này mong rằng sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm, có thêm “vũ khí” để tự bảo vệ chính mình cùng gia đình và người thân trước nạn hàng giả, hàng nhái hiện nay !

     

     

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline